Pages

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Cách đặt lực trong ansys

ANSYS là một phần mềm khá hay và ứng dụng thực tế rất nhiều trong kết cấu. Cách đặt lực trong ANSYS cũng vậy, ansys cho phép người sử dụng đặt lực ở mọi phương trên bề mặt của phần tử. Nhưng để đặt được lực trên bề mặt của phần tử bạn cần phải mô hình đúng. Vậy làm sao để bạn có thể xác định được mô hình của mình đúng về phương chiều? Sau khi mô hình xong tại command của ANSYS bạn gõ EPLOT để xem bề mặt của phần tử bạn đã mô hình. Hình dưới đây là mô hình ngược chiều giữa 2 phần tử. Vậy khi đặt lực lên cả 2 bề mặt sẽ cho bạn lực ngược chiều nhau.


Sai về mô hình
Để mô hình chính xác về các phần tử, bạn luôn nhớ rằng các phần tử phải tuân thủ theo một quy định chặt chẽ của ANSYS. Điều này không thể làm sai được, hình dưới đây là mô hình đúng chuẩn. Khi bạn đặt lực cùng một Keyload lên bề mặt thì 2 lực sẽ cùng chiều.
Mô hình đúng về mặt phẳng
Vậy vấn đề làm sao để kiểm soát được mô hình và chiều đặt lực? Với phần tử dầm (Beam) khác với các phần tử Shell hay Solid, nhưng phần tử này được hỗi trợ nhiều node hơn Beam và Link. Vậy nên việc đặt lực (Apply Load) lên các phẩn tử này hoàn toàn khác nhau. Nhưng chúng lại chung nhau về quy luật đặt lực. Hình dưới đây bạn sẽ thấy phương chiều của phần tử BEAM:
Beam4 (Dầm 3 chiều)
Phần tử này bạn để ý sẽ thấy rằng phần tử dầm nằm dọc trục X, thì Keyload ở mặt 3 ở trên hướng về trục Z. Lực đặt trên mặt Keyload = 2 hướng về trục Y. Nếu đặt dọc trục là 4 và 5. Nhưng khi mô hình phần tử này bạn chỉ thấy đường thẳng thôi. Phần tử này khác với Solid hay Shell.
Solid65 (concrete - Bê tông)
Shell41 (ứng dụng cho shell trong kết cấu bê tông, không bị uốn trên bề mặt)
2 phần tử trên đều là phần tử 3 chiều, chúng 4 hay 8 node tùy thuộc vào yêu cầu của bài toán. Phương chiều của các phẩn tử này thường bắt đầu bằng chữ cái. Ví dụ phần tử Solid65 có 8 node thì chiều của nó bắt đầu: I - J - K - L ở mặt dưới mặt keyload = 1, sau đó mới bắt đầu mặt thứ 2: M - N - O - P là keyload mặt thứ 4. Hay ở phần tử Shell41, là I, J, K , L. Tương tự như vậy đó là điều chú ý khi bạn mô hình đặt lực cho phần tử.
Để đặt lực trong ANSYS, ANSYS cũng cho bạn đặt lực tại một điểm hay đặt mặt phẳng hoặc đặt theo lực phân bố.
Hình dưới đây là đặt gối tựa cho mô hình kết cấu. Thường có 2 loại mô hình 1. theo Node và 2 là Keypoints bạn cần phài chú ý để chọn đúng.
Đặt chuyển vị
Hình dưới đây là mặt lực tập trung cho bài toán. Nguyên tắc đặt lực của bạn là bạn cần phải mô hình chính xác điểm đặt lực hay chính là tọa độ điểm đặt lực cho bài toán.
Đặt lực tập trung
ANSYS cũng cho phép bạn đặt tải trọng phân bố, hình dưới đây bạn đặt lực phân bố. Khi đặt lực phân bố cần chú về loadkey cho Shell và Solid. Vấn đề khác phát sinh khi đặt lực hình tam giác cho mô hình, bạn cần phải đặt lực cho từng thành phần một bằng cách chia nhỏ phần tử chính ra nhiều đoạn rồi đặt lực tam giác cho từng phần tử nhỏ. Để đặt lực tam giác tốt nhất bạn nên mô hình bài toán bằng Keypoint sau đó dùng lệnh Mesh phần tử. Khi đó sẽ giảm thời gian hơn cho bạn. Chú ý lệnh đặt lực dưới đây.
- Để đặt lực cho Beam bạn chọn On Beam hay On Lines cho mô hình bằng Keypoint
- Đặt lực cho shell hay solid bạn chọn On Element or On Area cho mô hình bằng Keypoint
Để xem thêm chiều và hướng của một phần tử nào đó bạn nên tìm hiểu về phương chiều của phần tử đó trong HELP của ANSYS đó là cách tốt nhất để biết được ANSYS muốn gì. Khi mô hình bị lỗi hay bị sai thì chắc chắn đó bài toán của bạn sẽ có vấn đề và kết quả không được mong muốn.

Nguồn:http://www.viet3g.com/huong-dan/ansys/cach-dat-luc-trong-ansys.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

RULE OF COMMENT CONTENT:
- Không được hèn thẻ liên kết(tags)vào nhận xét.
- Nội dung nghiêm túc không chứa từ ngữ thô tục gây khó chịu đến bạn đọc khác.
- Nội dung phải liên quan đến bài viết,không được SPAM.
- Ghi chú tên và địa chỉ mail để tiện liên lạc trong trường hợp cần.