Text

NOTE Đóng lại

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Nứt bê tông-Nguyên nhân và biện pháp khắc phục



Hiện nay hiện tượng nứt bê tông rất phổ biến tại các công trình xây dựng khách sạn, thuỷ điện, cầu, đường hầm xuyên qua núi. Đặt biệt là các vết nứt kèm theo sự rò rỉ nước như sàn mái, bể chứa nước, đường hầm trong giao thông và thuỷ điện, làm giảm tủôi thọ của công trình và gây lên nhiều lo âu, tranh cãi giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công và tư vấn thiết kế.
Ở các công trình đặc biệt là các công trình nhà dân, sàn sau khi thi công hoặc sau một thời gian có thể xuất hiện các vết nứt giữa sàn.
Nứt bê tông tập trung nhiều vào kết cấu sàn, tường bêtông có diện tích lớn.[1]
Các vết nứt trông thấy thường tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của các tác nhân xâm thực vào bêtông và tiếp cận cốt thép hay các thành phần của cấu trúc xây dựng và dẫn đến huỷ hoại cấu trúc công trình. Nếu sàn bê tông cốt thép bị nứt, quá trình thoái biến bê tông và cốt thép sẽ xảy ra rất nhanh. Đặc biệt là có kèm theo hiện tượng thấm. Quá trình thấm sẽ hỗ trợ ăn mòn cacbonat do xúc tiến và rửa trôi CaCO3, hệ quả là bê tông sẽ bị mất Canxi tự do, giảm hàm porlandit dẫn đến mất khả năng chống ăn mòn cốt thép do thụ động hóa bề mặt ... Sàn sẽ nhanh chống mất khả năng chịu tải và gây các sự cố đáng tiếc.[2] Tác động của hiện tượng nứt bêtông đến độ bền (tuổi thọ) bêtông, đặc biệt là kết hợp với xâm thực, tổn hại nghiêm trọng đến kết cấu bêtông. Các môi trường nguy hiểm thường gặp với các kết cấu bêtông như phơi nhiễm chu kỳ nứơc mặn, thuỷ triều gây các chu kỳ khô- nứt liên tục và tạo đường dẫn cho muối xâm thực liên tục thâm nhập các vết nứt, làm trầm trọng thêm đáng kể các hư hỏng của kết cấu bêtông. Tương tự như vậy , bêtông có vết nứt khi tiếp xúc với đất giàu sulphát cũng dẫn đến tăng tốc quá trình xâm thực sulphát. Sự liên quan phức hợp giữa nứt bêtông và quá trình huỷ hoại kết cấu bêtông gia tăng thường là đặc thù cho mỗi trường hợp và khó hiểu biết đầy đủ.

Các kiểu nứt 

Phân loại các vết nứt bêtông Kiểu nứt
Dạng nứt Nguyên nhân chủ yếu Thời gian xuất hiện Sa lắng[/t]
Quanh khu vực cốt thép Cấp phối thiết kế kém dẫn đến dư nước, đầm lâu 10 phút đến 3 giờ
Co dẻo Theo đường chéo hay rải rác[/t] Bay hơi nước nhiều qúa sớm 30 phút đến 6 giờ Giãn, co nhiệt[/t] Ngang Sinh nhiệt nhiều, chênh lệch nhiệt lớn 1 ngày đến 2-3 tuần
Co khô[/t] Ngang, theo vùng hay mạng rộng Nước trộn quá nhiều, khe co giãn không hiệu quả, khoảng cách đổ bêtông qua lớn Vài tuần đến vài tháng
Băng giá-tan[/t] Song song bề mặt bêtông Thiếu hệ thống bọt khí thích hợp, cốt liệu thô chất lượng thấp Sau 1 hay vài mùa đông
Rỉ cốt thép[/t] Phía trên cốt thép Lớp bảo vệ không đủ, bị thâm nhập ion clo Hơn 2 năm
Phản ứng kiềm cốt liệu Vùng hay vết nứt dài dọc theo phía ứng suất kém[/t] Cốt liệu hoạt tính +hydroxyt kiềm + độ ẩm Thường sau 5 năm, tuy nhiên có thể là sau vài tuần nếu cốt liệu có hoạt tính cao
Xâm thực sulphát[/t] Vùng Sulphát trong hay ngoài bêtông thúc đẩy hình thành ettringit 1-5 năm
Khá nhiều ý kiến mâu thuẫn về các vết nứt ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xâm thực và huỷ hoại. Một số cho rằng các vết nứt gia tăng quá trình xâm thực và là nguyên nhân phá huỷ tăng cường do tăng nhanh cơ hội thâm nhập của ion clo, oxy, và nước có thể tiệm cận dễ dàng cốt thép, trong khi một số khác cho rằng xâm thực trong bêtông đi bị nứt chỉ xảy ra theo khu vực và do vậy không gây nên phá huỷ tăng cường.
Dựa trên các kết quả thí nghiệm cho thấy chiều rộng vết nứt ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xâm thực. Ví dụ một số báo cáo cho thấy khi các vết nứt khá nhỏ (<1 mm) thì chúng tác động ít đến quá trình xâm thực; tuy nhiên các vết nứt lớn hơn (>1mm) làm tăng tốc độ xâm thực. Các nghiên cứu mới đây về dầm bêtông cốt thép cho thấy các vết nứt , đặc biệt với tải thường xuyên, tạo xâm thực gia tăng và dẫn đến giảm cường độ. Mặc dầu có nhiều ý kiến trái ngược về tác động của chiều rộng vết nứt đến tốc độ xâm thực nhưng tồn tại một sự đồng thuận chung là hiện tượng nứt rút ngắn thời gian bắt đầu xâm thực. Xâm thực cục bộ gần khu vực nứt sẽ dẫn đến nứt dọc bề mặt sau đó, bong, tách lớp, cuối cùng là giảm cường độ bêtông. Các nghiên cứu tính năng của lan can cầu bêtông cho thấy có lớp bêtông cấu trúc xốp dưới cốt thép trên. Nước và các tạp chất thâm nhập qua các vết nứt và di chuyển qua lớp bêtông cấu trúc xốp, khơi mào quá trình xâm thực dọc theo toàn bộ chiều dài của cốt thép. Xâm thực tuổi sớm khơi mào bởi thâm nhập ẩm thông qua các vết nứt làm giảm tính năng của dầm bêtông.
Trong khi các hiện tượng nứt thường được quan sát trên các cấu trúc bêtông nên rất cần phải hiểu rằng rằng mọi vết nứt có thể có từ các nguyên nhân khác nhau ến các tính năng bền lâu và có thể từ khâu thiết kế, quá trình vận hành (sử dụng), điều kiện khí hậu, môi trường liên quan đến kết cấu. Do vậy hiện tượng nứt cần phải được phát hiện sớm để xử lý thích hợp nhằm không làm giảm tuổi thọ kết cấu.

Các nguyên nhân

Các vết nứt trong bêtông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bêtông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bêtông.
Theo Rambod Hadidi và Rutgers [3]nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian. Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông.
Các vết nứt xảy ra trước khi bêtông đóng rắn, chủ yếu do sa lắng, các dịch chuyển trong lúc thi công, bay hơi nước thường được gọi là nứt dẻo. Nứt dẻo có thể được hạn chế phần lớn thông qua việc chú trọng nhiều hơn vào thiết kế cấp phối, quá trình đổ bêtông, dưỡng hộ. Các vết nứt xảy ra sau khi bêtông đóng rắn có thể do nhiều nguyên nhân. Các vết nứt có thể do tác động cơ học, chênh lệch độ ẩm và nhiệt, phản ứng hoá học của các thành phần vật liệu xung khắc (ví dụ phản ứng kiềm - cốt liệu) hay do tác động môi trường (băng giá do có nước trong cốt liệu…).

Do khí hậu

Thường dưới tác dụng khí hậu, sàn mái có thể bị nứt.
Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là: chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở Hà Nội thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tuỳ theo diễn biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công trình rất nhanh. Theo số liệu nghiên cứu thì giới hạn biến dạng co không thực hiện được có thể gây nứt kết cấu ở các mức như sau:
  • Khi Δ = 0,1 ÷ 0,2mm/m, bê tông có thể bị nứt hoặc không nứt tuỳ theo vật liệu bê tông và tốc độ bê tông bị sấy khô.
Như vậy để cho bê tông không bị nứt do biến dạng co dưới tác động của khí hậu nóng ẩm thì cần phải khống chế sao cho biến dạng co không thực hiện được Δ nhỏ hơn 0,1mm/m. Cốt thép trong kết cấu bê tông hạn chế dạng co ε không nhiều. Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời là giải pháp có hiệu quả để hạn chế biến dạng co ε và Δ. Biến dạng co không được thực hiện gây nứt kết cấu thường thấy ở các kết cấu bê tông cốt thép quá dài, như mái bê tông cốt thép, sênô, ô văng, đường ô tô, đường băng sâ bay, và các kết cấu dạng ngàm như vòm, tuynen, dầm liên tục nhiều nhịp…
Đối với các kết cấu chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ mặt trời, thì việc chia nhỏ kích thước bằng các khe co giãn nhiệt ẩm là giải pháp có hiệu quả nhất để hạn chế ε và Δ, tránh cho kết cấu khỏi bị nứt. Cần phải xác định cụ thể khoảng cách lớn nhất Lmax giữa các khe cho các kết cấu làm việc thường xuyên dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Có 2 loại khe co giãn nhiệt ẩm. Đó là:
- Khe Giãn Expansion Joint;
- Khe Co Contraction Joint.
Sơ đồ các Khe được thể hiện trên hình vẽ, trong đó Khe Giãn cần được thông thoáng, không có cốt thép chạy qua và không bị chèn bởi vật liệu khác, để cho bê tông được giãn nở tự do. Còn khe Co thì cho phép cốt thép đi qua. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, bê tông có thể nứt tại khe Co. Ta gọi đây là vết nứt chủ động.
Theo số liệu nghiên cứu và thực tế ứng dụng trên các công trình ở Việt Nam thì khoảng cách hợp lý giữa các khe Giãn và khe Co trên kết cấu BTCT trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nước ta có thể lấy theo Bảng 1.
Bảng 1. Khoảng cách các khe co giãn nhiệt ẩm cho kết cấu BTCT.
Khoảng cách hợp lý của khe Loại hình kết cấu BTCT
Khe GiãnLmax = 6 - 9m Lmax = 18m
Lmax = 35m
Lmax = 50m
- Loại kết cấu bê tông không cốt thép chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.- Kết cấu bê tông không cốt thép được che chắn bức xạ mặt trời. - Kết cấu BTCT chịu bức xạ mặt trời trực tiếp
- Kết cấu BTCT không chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.
Khe Colmax = 6m lmax = 1/2 chiều cao vòm
- Mọi kết cấu BTCT chịu bức xạ mặt trời- Mái vòm BTCT cỡ nhỏ chịu bức xạ mặt trời

Do nền móng

Do tải trọng

Tải trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt.Bề rộng khe nứt tỷ lệ thuận với ứng suất kéo (trung bình) trong cốt thép . Sự phân bố và bề rộng của các khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.
  • Quan hệ tải trọng - thời gian ảnh hưởng tới sự phát triển của các vết nứt, ví dụ: tải trọng lặp đi lặp lại hay tác dụng kéo dài làm tăng bề rộng khe nứt, mặc dù các ảnh hưởng này ít quan trọng hơn đối với các nhà cao tầng so với các loại kết cấu khác như cầu hay nhà công nghiệp. Tải trọng động của phương tiện giao thông (đặc biệt các công trình gần đường xe lửa) gây ra dao động các khung, dao động giữa các khung ngang không đồng điệu (do tải, độ cứng khác nhau) gây nứt giữa sàn (không theo vết nứt thông thường do tĩnh tải). Có thể hạn chế bằng cách bố trí thép sàn 2 lớp, tăng độ cứng sàn.[4]
  • Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây)[5] Hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến[6]
  • Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.
  • Do tường xây trực tiếp lên sàn khiến sàn không đủ khả năng chịu tải cục bộ. Nhiều người dùng biện pháp gia cố bằng đặt "dầm chìm" nhưng vẫn có hiện tượng nứt. [7]

Do bê tông

  • Bêtông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.[1]

Chất lượng btông không tốt 

chất lượng bê tông không tôt la do 2 yếu tố cơ bản
+ chất lượng xi măng xuất xưởng kém
Chất lượng bê tông xuất xưởng không tôt là do bê tông ở nhà máy sản xuất khi đem ra thị trường dã không đảm bảo rồi
Không đảm bảo về cốt liêu cũng như không đạt các tiêu chuẩn về các chỉ tiêu về mác bê tông xuất xưởng
+ bảo quản xi măng không tốt
Ngoài việc bê tông xuất xưởng không đạt yêu cầu thi việc bảo quản không tốt bê tông cũng ảnh hưởng rất lớn đến cường độ bê tông
Nêu như bê tông đông cục và màu của bê tông đổi màu so với khi xuất xưởng là chất lượng bê tông cũng đã bị ảnh hưởng, không nên dùng nữa

Chất lượng cốt liệu( đá ;cát) không tốt

+ cường độ đá thấp
Các loại đá có cường độ nhỏ hơn bê tông như đá vôi lẫn đá ong và một số đá khác trong quá trình thi công thi chúng ta nên dùng các loại đá có cường độ đá cứng hơn bê tông, sẽ tạo ra bê tông loại tốt hơn
+ tính ổn định đá kém
Có các loại đá lúc đầu thi công thi chúng có thể tích rất là lớn nhưng sau một thời gian thì tự co lại và chúng không còn khả năng liên kết với bê tông nữa. Và ngược lai thì có những loại đá lại nở ra sau quá trình thi công.
Vd: đá vôi lúc đầu thì nó chưa phản ứng với nước sau một thời gian thì đá phản ứng với nước thi nó lại nở ra tạo nên một ứng suất trong bê tông gây ra sự phá hoại
+ hàm lượng chất hữu cơ cao trong cốt liệu nằm trộn lẫn trong cát đá
Hàm lượng hữu cơ này chủ yếu là do con người khai thác đá ttại những nơi có nhiều xác động thực vật bị phân hủy.
+ hàm lượng đất sét đất bột cao
Đất sét là một loại không có khả năng chịu lực ngoài ra no làm cho các vật liệu bị bôi trơn khả năng liên kết giảm đi làm cho bê tông kém chất lượng
+ hàm lượng sulphua cao(so3) làm giảm quá trình thuỷ hoá xi măng
Đây là hàm lượng làm cho bê tông bi phong hoá mạnh nhất làm giảm đi tính linh hoạt của bê tông
+ hàm lượng mica trong cát cao
Mica là một loại cát rất nhỏ, khả năng liên kết của nó là rất nhỏ nó giống như là đất sét vậy
VD:cường độ của đá dăm hoặc (đá 1x2) cao hơn 10 % so với sỏi cuội.

Chất lượng nước trộn không đạt yêu cầu 

+ Tinh a xít
Tính xit làm cho thép bi ăn mòn dẫn đến hư kêt cấu
Trong quá trình sử dụng thì chúng ta nên sử dụng các nguồn nước sach để cho bê tông đạt được cường độ đạt yêu câu
Chung ta co thê sữ dụng nước máy là đạt yêu cầu
+ Chất hữu cơ nhiều

Chất phụ gia 

  • Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)[1]
+ chất lượng của nó
+ tỉ lệ pha trộn của phụ gia bê tông
Không phải là tỉ lệ pha trộn không ảnh hương tới chât lượng bê tông chung ta phải pha trộn cho phu hợp với tứng loại mà nhà sản xuât đưa ra
Chứ nhiều lúc do yêu cầu qua gâp mà chúng ta pha trộn nhiêu phu gia thi cũng ảnh huởng tới chất lượng bê tông

Do thi công bê tông

  • Mác bê tông không đủ.
  • Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo.
  • Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
  • Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo[9]. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở...).
  • Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
  • Đổ bêtông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.[1]
  • Bảo dưỡng bêtông chưa tốt.[1]

Do cốt thép 

Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
  • Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng [10]
  • Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
  • Nối buộc không cẩn thận.
  • Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ
  • Thiếu lớp bê tông bảo vệ.[12]:
  • Nứt ở sát dầm là do cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống [6]Khi đó sơ đồ tính sàn không còn là ngàm hai đầu nữa mà chuyển thành sàn khớp hai đầu dẫn đến mô men dương của sàn tăng lên (gần gấp 2 lần) thì sàn nứt do coi thép chịu mômen dương được bố trí sát với tính toán ban đầu.
  • Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt[13];

Biện pháp xử lý

Gia cố nếu vết nứt do không đảm bảo điều kiện chịu lực sửa

  • Cần phải xem dầm có đảm bảo không. Nếu dầm đã đảm bảo có thể xử lý bằng cách kẹp treo thêm lưới thép ở bên dưới trần (sau khi đã đập bỏ lớp trát và vệ sinh bề mặt). Lát ván khuôn và bơm thêm 1 lớp bê tông sạn nhỏ mác cao dày 3-4 phân. chú ý lưới thép mới phải có néo với lưới thép cũ (khoan các lỗ đường kính 10cm trên trần theo lưới ô vuông với các bước ô khoảng 1mét) Bơm bê tông (độ sụt cao) theo các lỗ này.
  • Nếu dầm chưa đảm bảo thì phải gia cường thêm dầm theo cách tương tự hoặc đặt thêm dầm phụ (cách này sẻ làm xấu không gian phòng).

Nếu vết nứt do khí hậu sửa

  • Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
  • Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới đông cứng.
  • Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 40m)[1]

Giảm hàm lượng xi măng 

Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn , có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và, nếu có thể, tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao [3] Dựa trên những nghiên cứu [3], các khuyến nghị nhằm làm giảm khả năng nứt của sàn bê tông như sau:
  • Giảm hàm lượng xi măng xuống còn 650÷660 lb./yd.3 , duy trì sử dụng tro bay.
  • Sử dụng bê tông có cường độ ban đầu thấp
  • Sử dụng xi măng Loại II theo quy phạm AASHTO để thi công sàn cầu.
  • Giới hạn tỷ lệ nước/xi măng ở mức 0,4÷0,45.
  • Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa.
  • Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn.
  • Sử dụng biểu đồ tốc độ bay bơi của ACI. Đúc sàn cầu trong thời tiết mát.
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục.
  • Nếu có thể nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công.
  • Đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi giới hạn chiều dài tối đa cho phép theo các thông số co ngót khi khô của bê tông.
  • Nếu phải đổ bê tông nhiều lần cho một chiếc cầu nhiều nhịp đơn giản, nên hoàn thành mỗi nhịp trong một lần đổ bê tông.
  • Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng không thể hoàn thành sàn cầu trong một lần đổ bê tông thì nên chia sàn cầu theo chiều dọc và đổ bê tông 2 lần.
  • Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng việc đổ bê tông một lần cho toàn bộ chiều dài của cầu là không thể, khi đó nên đổ bê tông cho đoạn giữa của nhịp cầu trước và diện tích của đoạn này càng lớn càng tốt.
  • Nếu cần nhiều lần đổ bê tông cho một cầu nhịp liên tục, nên đổ bê tông ở khu vực trung tâm mô men âm trước và đảm bảo khoảng cách 72 giờ giữa các lần đổ.

Sử dụng các biện pháp sửa chữa

Đối với một số vết [[nứt bê tông]]:có độ rộng từ 0.15mm đến 1mm, nứt do bê tông cốt thép khi thép bị rỉ. Có một số phương pháp xử lý thông thường hiện nay như sau:[15]
  • Để nguyên vị trí nứt kèm theo rò rỉ nước và không biết cách sửa chữa, và không trả tiền nhà thầu thi công
  • Đập đi làm lại nhưng cũng khó tránh khỏi hiện tượng nứt trở lại vì nguyên nhân là do sự hạn chế trong xi măng, hoá chất dùng trong bê tông, đổ bê tông khối lớn; tường bê tông quá dài không co khe co ngót (có rất nhiều nguyên nhân gây lên vết nứt bê tông), việc này gây thiệt hại rất lớn cho nhà thầu thi công, chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng
  • Đục tại vết nứt thành hình chữ V và trám một số loại Epoxy ngoài thị trường. phương pháp này vẫn bị nứt trở lại vì tiết diện bám dính giữa hai mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi , bê tông co giãn
  • Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao: chỉ trị được các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trở lên, còn các vết nứt có độ rộng từ,15 mm đến 0,5 mm(ở Việt Nam đa số là các vết nứt loại này) vẫn bị nứt lại sau khi bơm, bởi vì vết nứt nhỏ khi dùng áp lực cao để bơm keo Epoxy không đủ thời gian thẩm thấu vào hết toàn bộ chiều sâu khe nứt(vết nứt nhở cản trở)
Biện pháp dùng keo Epoxy
Biện pháp của có thể là sử dụng phương án chống nứt vỡ bê tông bằng vữa epoxy kết hợp nẹp thép ziczac gia cố chống xé cho các vết nứt có chiều rộng thấp hơn 1cm. Cụ thể như sau:
1. Làm sạch bề mặt khe nứt bằng giấy nhám, đá mài, chổi sắt... sao cho bề mặt sạch bụi để lớp keo có thể bám dính sâu nhất. Nếu phần cốt thép nhìn thấy được, cần tiến hành mở rộng khe nứt, đánh rỉ, sơn 1 lớp chống rỉ epoxy giầu kẽm rồi mới tiến hành vá vữa epoxy. Khe nứt có thể mở rộng miệng thành hình chữ V để vữa có thể được tiếp nhận dễ dàng.
2. Dùng máy cắt, cắt vuông góc với vết nứt 1 đường sao cho biên độ đạt tới 10cm (đo từ 2 bên khe nứt trở ra cuối vết cắt), độ sâu đủ vừa để lắp thanh thép chống xé+1cm. Tùy theo kích thước khe nứt vỡ để quyết định độ sâu của khe. Hút sạch bụi cát, đánh qua bằng giấy ráp vải rồi tiến hành sơn lót.
3. Sơn lót: sử dụng sơn lót epoxy không dung môi mã hiệu ROMPOX 1505 hoặc ECOMAX 9550. Yêu cầu phủ đều trên bề mặt bê tông vá sửa, màng bóng đều. Nếu chưa đủ phủ, chờ 8h sau sơn tiếp lớp lót 2. Sau khi thi công chờ màng sơn khô hẳn (12-24h) mới thi công các bước tiếp theo.
4. Chuẩn bị thép chống xé. Thiết kế của nó là một thanh thép có bản rộng cỡ trên 1cm, dài khoảng trên 5cm một thanh. Thanh thép được tạo hình ziczac nhằm tăng cường khả năng tương hợp vữa và khả năng chịu xé ngang. Khi chuẩn bị xong khe nứt, dùng thanh thép này dựng theo chiều thẳng đứng vuông góc với sàn bê tông. Yêu cầu thanh thép phải nằm gọn trong khe nứt, cách bề mặt trên của bê tông khoảng 50-100mm, tốt nhất nên để thanh thép nằm thẳng, không nên bẻ cong theo hình vết cắt.
5. Tiến hành đổ vữa: Sử dụng sản phẩm ROMPOX 1505 hoặc ECOMAX 9550, pha 2 thành phần A và B của keo epoxy theo chỉ định của nhà sản xuất. (soncongnghiep.com). Sau khi pha, trong thời gian ngắn nhất có thể, tiến hành trộn thêm 30-50% (theo lượng 2 thành phần keo) cát thạch anh cỡ C2 (có thể tự kiếm trên thị trường hoặc sử dụng cát vàng sàng mịn, cỡ hạt 0,1-03mm) tùy theo độ rộng khe nứt. Khe nứt càng lớn lượng cát TA càng cao, càng nhỏ càng thấp. Cần sử dụng cát có độ khô cao nhất để không làm ngộ độc keo epoxy.
Trộn đều rồi đổ xuống trám đầy khe nứt. Yêu cầu keo phải được xuống hết khe, phủ đầy khe cắt hoặc có thể cho đổ trùm lên mặt bê tông. Lưu ý phải làm sao cho keo thấm càng sâu càng tốt.
6. Lớp chống UV: sản phẩm keo epoxy có khả năng bám dính cao, bền kiềm nhưng các loại thông dụng trên thị trường thường không chịu được tia UV và nước mưa (có tính axit yếu) nên nếu sàn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, cần phủ màng bảo vệ chống UV. Có thể sử dụng các sản phẩm sơn Acrylic hoặc PU bền thời tiết gốc dầu để thi công lớp bảo vệ. Sơn 1 lớp màng bảo vệ, độ dày khoảng 100 micron (lăn 1 lớp bằng lô lăn) định lượng khoảng 0,2kg/m2 là được.[2]
Phương pháp chống nứt của công ty Konishi-Nhật Bản
  • Dùng hệ thống xy lanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp do vậy đưa keo vào sâu các vết nứt có độ rộng từ 0.15 mm đến 1mm (keo chảy theo kiểu thẩm thấu chậm)
  • Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau ( E205, E206S, E206W, E207, E209, E2800)dùng cho các vết nứt có các độ rộng khác nhau (vết nứt nhỏ dùng loại keo có độ nhớt thấp, vết nứt lớn dùng loại keo có độ nhớt cao), ngoài ra còn có loại keo thi công trong mùa đông với nhiệt độ thấp, các hãng khác chỉ có một loại keo mả thôi
  • Các loại keo trên đều dính được trên bề mặt ẩm (trị các vết nứt kèm theo rò rỉ nước)
  • Không cần khoan đục vết nứt trứơc khi sửa chữa 
Nguồn Ketcau.wiki.

0 comments:

Đăng nhận xét

RULE OF COMMENT CONTENT:
- Không được hèn thẻ liên kết(tags)vào nhận xét.
- Nội dung nghiêm túc không chứa từ ngữ thô tục gây khó chịu đến bạn đọc khác.
- Nội dung phải liên quan đến bài viết,không được SPAM.
- Ghi chú tên và địa chỉ mail để tiện liên lạc trong trường hợp cần.

:) :( :)) :(( =))

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More