Text

ĐỒ ÁN

Tổng hợp các đồ án mẫu dành cho sinh viên chuyên ngành xây dựng.

DRAWING LIBRARY

Bộ sưu tập các bản vẽ mẫu Autocad,Revit,Max các biệt thự,chung cư và các công trình dân dụng khác.

DISSCUS

Cùng nhau thảo luận những chủ đề liên quan đến xây dựng

GALLERY

Kho Sách Nói Audio Book,Hình ảnh,Video dùng cho giải trí

YÊU CẦU TÀI LIỆU

Để lại yêu cầu về tài liệu mà bạn đang cần.Nếu được,tài liệu sẽ gửi đến bạn sớm nhất có thể.

NOTE Đóng lại

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Cầu Thang-Không chỉ là đường lên xuống


 CSVN-Trong quan niệm kiến trúc cổ truyền, cầu thang của một ngôi nhà không chỉ đơn giản là đường lên xuống mà còn là đường dẫn khí của căn nhà từ thấp lên cao vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài lộc của gia chủ. Một ngôi nhà được đánh giá là đẹp, theo quan niệm của thuật phong thủy không những phải có điều kiện môi trường tốt như : địa thế cao, địa chất vững chắc, mưa bão không ngập nước hay sạt lở, ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, xung quanh không có tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước âm thanh; giao thông thuận tiện, khả năng cung ứng nhu cầu vật chất và tinh thần tốt như gần trường học, bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện.... mà còn cần phải có một bố cục cơ bản trong nội thất, đảm bảo ánh sáng, không khí lưu thông, sự phân bố hài hòa, an toàn, thoải mái. Một trong những yếu tố cần phải đặc biệt quan tâm khi sắp đặt bố cục nội thất của căn nhà là hệ thống cầu thang. Có một số quy tắc chuẩn trong thiết kế cầu thang:
1) Số bậc
Trong phong thủy cổ truyền, xác định theo phương pháp có tên gọi là: "Sinh - Lão - Bệnh - Tử" theo số đếm của bậc cầu thang. Còn cách gọi nữa là: "Thành - Bại - Hủy - Diệt". Với cả hai cách gọi thì chúng ta thấy chu kỳ tốt nhất là 1 + 4. Như vậy số bậc cầu thang sẽ là N:4 dư 1. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đã xác định được rằng: Số bậc cầu thang liên quan đến nhịp tim, tất nhiên tác động đến sức khỏe và tâm lý con người thường xuyên đi lại trên cấu thang đó, vì vậy cần có những tính toán kỹ lưỡng khi thiết kế cầu thang của một ngôi nhà.

Bố trí cầu thang theo mệnh chủ nhà

Cầu thang được thiết kế trên cung tốt của gia chủ.

2) Vị trí và hướng
Vì cầu thang còn là đường dẫn khí cho phía trên của cả ngôi nhà nên phải bắt đầu từ vị trí có nguồn năng lượng tốt, ví dụ như:
- Cầu thang không được đặt tại vùng trung cung. Vị trí tốt nhất của cầu thang là nằm trọn vẹn trong phương vị tốt của căn nhà theo tuổi gia chủ. Trường hợp ưu tiên thứ nhì là bậc đầu tiên của cầu thang phải ở phương vị tốt. Ưu tiên 3 là bậc cuối cùng lên sàn của cầu thang phải ở phương vị tốt.
- Cầu thang bắt buộc phải đi từ hướng tốt đi lên. Ví dụ như trong hình minh họa, hướng tốt của gia chủ là hướng Đông, khu vực tốt trong căn nhà của gia chủ ở góc Tây Nam ngôi nhà và cầu thang được đặt ở vị trí tốt để dẫn khí lên cho những tầng bên trên.

3) Những điều nên tránh khi thiết kế cầu thang
- Cầu thang không đi thẳng ra hướng cửa chính.
- Không có đà đè lên bất cứ bộ phận nào của cầu thang.
- Cầu thang không đi từ phía sau đi lên.
- Cầu thang không hướng thẳng vào bếp, dù ở tầng nào.
- Cầu thang không đi thẳng vào cửa WC.
- Cầu thang không đặt ở trung cung.
- Hạn chế cầu thang trước mặt tiền nhà.

Hướng cầu thang là hướng tốt của chủ nhà theo Bát trạch. Thí dụ: Hướng Đông là hướng tốt của chủ nhà, thì hướng cầu thang khi bạn lên lầu sẽ là hướng đi từ Đông sang Tây.  Cầu thang trong nhà theo Phong Thuỷ không nên đứt đoạn. Thí dụ: Cầu thang từ tầng trệt lên lầu 1 không cùng vị trí cầu thang từ lầu 1 lên lầu 2, cái ở đầu, cái ở cuối. Như thế là cầu thang đứt đoạn.
Số bậc cầu thang thì cứ chia cho 4 và + 1 là đúng. Có nhiều phương pháp tính:
 -Tính từ tầng 1 đến hết. Tức là tổng số bậc cầu thang trong nhà.
- Tính riêng từng tầng.
Tôi theo phương pháp 2. Nhưng chưa có chứng nghiệm tính đúng đắn của phương pháp này. 2 Phương pháp chỉ dùng để tham khảo.

Nguồn:Viet3G.com

[Autocad Nâng cao]Lập trình VBA trong Autocad

CSVN-VBA là ngôn ngữ cơ bản dựa trên nền tảng của Visual Basic, cho nên muốn sử dụng tốt ngôn ngữ VBA bạn cũng phẳi nắm chẳc các hàm hay các toán tử của VISUAL BASIC. Các phép biến đổi hay các phép tính toán VBA và VB giống hệ nhau không khác chút nào. Nhưng VBA trong CAD được dựa trên các đối tượng vẽ trong AutodCAD. Bài hướng dẫn này hy vọng xe giúp các bạn hiểu thêm về lập trình VBA trong AutoCad.



1. Mở VBA trong Autocad:
Công việc này khá đơn giản, chỉ cần bật Autocad. Bạn sẽ hấy Menu của Autocad ở góc trên. Vào Tool -> Macro -> VBA Editor hay bạn chỉ cần bấm ALT và F11 là bạn đã có thể bắt đầu với VBA rồi.
Menu tool
Màn hình VBA có dạng như sau:
2. Menu trong VBA
Dưới Menu của VBA bạn sẽ nhìn thấy một loạt các công cụ của VBA, chúng được hiện ra và có chức năng như sau.
Chức năng của Object Browser rất quan trọng trong quá trình lập trình vcủa các bạn, Browser này cho phép bạn tìm kiếm các hàm liên quan để lập trình tương tác với CAD.
3.Cách viết 1 chương trình trong VBA:
VBA (VISUAL BASIC APPLICATION) là ngôn ngữ dựa trên cơ sở của ngôn Visual Basic nhưung được hướng các đối tượng trực tiếp.
a. Các toán tử:

VBA cũng sử dụng các toán tử như Visual Basic:
+          2 + 3 = 5                                  Cộng
-           3 – 2  = 1                                 Trừ
*          3*2 = 6                                    Nhân
/           3/2 =1.5                                   Chia
^          3^2 =6                                     Mũ
 Các kiểu dữ liệu của VBA:

Integer            : Số nguyên 16 bit
Double            : Số thực 64bit
String              : Xâu ký tự
Boolean          : Đúng hoặc sai (true or false)
Long                : Số nguyên 32bit
Variant            : Kiểu dữ liệu cho tất cả các biến
Single              : Số thực 32bit
Date                : Kiểu ngày giờ
Decimal          : Số thực 96bit
Object             : Đối tượng khi Set các thành phần của câu lệnh, đặc biệt rấy hay sử dụng với các lệnh vẽ của AutoCad
Khai báo biến:
Muốn khai báo kiểu Integer
Dùng lệnh Dim <tên biến>  AS <kiểu dữ liệu>
VD: DIM abc AS INTEGER
            DIM Xau AS STRING
Sau mỗi một biến dùng toán tử AS để xác định kiểu biến cho biến được đặt
Chú ý: Không đặt tên biến trùng với các toán tử có của VBA:
As, for, else,....
Đây một số câu lệnh cần thiết để lập trình
Câu lệnh của VBA:
Trong các điều kiện của VBA dùng : AND và OR làm toán tử của các câu lệnh điều kiện

IF <Điều kiện>. THEN
 ELSE
END IF
-----------------
FOR <Biến> =  <Số bắt đầu> TO [DOWNTO] <Số kết thúc> STEP <bước nhẩy>
NEXT <Biến>
----------------
WHILE <Điều kiện>
WEND
--------------
Select Case <điều kiện>
        Case 1
            Câu lệnh 1
        Case 2, 3
            Câu lệnh 2
        Case 4 To 6
            Câu lệnh 3
        Case Is > 8                                                 Is: chỉ đó là còn lại các số khác
            Câu lệnh 4
        Case Else
            Câu lệnh 5
End Select
 Chú ý: Để hiểu thêm chi tiết các điều kiện vào toán tử các bạn xem ở: Help cuả VBA EditorTopic: Visual Basic language Reference     -> Data Types  Statements
 b. Các hàm của VBA:
VBA sử dụng lại 2 hàm cơ bản của Visual Basic là
Sub Tên_hàm (tham số nếu có)
End Sub
Function tên_hàm (tham số nếu có) as <Kiểu dữ liệu>
End Function
Khác nhau giữa Sub và Function: Sub không trả về dữ liệu cho hàm nhưng function thì ngược lại
Các hàm này để có thể khai báo kiểu Public hoặc Private
VD:
Sub Cong ()
     Dim c as interger
     C = 2 +3
End sub
Funtion Cong() as Integer
   Cong= 3 +2
End Fuction // hàm này sẽ trả về giá trị 5 nếu bạn yêu cầu.

Nguồn:-Viet3G.com

Tổng hợp bảng excel tính Bê tông


Thư viện tính toán bê tông bằng Excel. Thư viện này sẽ bao gồm nhiều cách tính toán khác nhau cho vật liệu bê tông. Dưới đây là bảng tính excel cho kết cấu bê tông theo tiêu chuẩn Châu Âu  (EC2) và tiêu chuẩn Anh (BS-8110). Tài liệu được phát hành miền phí tại: http://www.structural-engineering.fsnet.co.uk/rcc.htm  


RCC11 Thành phần thiết kế
RCC12 Tính toán nội lực và moment
RCC13 Lực cắt gây ra nguyên nhân gãy của dầm bê tông
RCC14 Chiều dài đứt gãy của bê tông
RCC21 Tính toán sàn sườn, khung sàn phụ hoặc sườn khung
RCC31 Bản cứng làm việc một phương
RCC32 Sàn sường toàn khối
RCC33 Sàn không dầm hay sàn nầm
RCC41 Dầm liên tục
RCC42 Sàn và dầm căng trước
RCC51 Thiết kết tính toán cột
RCC52 Biểu đồ số liệu cơ bản cho cột
RCC53 Tính toán cột
RCC61 Tường
RCC62 Tường chịu lực
RCC71 Mô hình đơn giản tính toán dầm cầu thang
RCC72 Mô hình liên hợp tính toán cầu thang
RCC81 Móng nông
RCC91 Bảng tra sàn cứng làm việc một phương
RCC92 Bảng tra sàn sườn toàn khối
RCC93 Bảng tra sàn không dầm
RCC94 Bảng tra tính toán sàn làm việc theo hai phương
RCC95 Bảng tra tính toán dầm liên tục

Tính toán thiết kế bê tông theo tiêu chuẩn EC2 (ENV 1992)
RCCe11 Thành phần thiết kế
RCCe21 Tính toán khung sườn
RCCe41 Dầm liên tục

Phần mềm Nội suy 2 chiều.


    
Cái này có giao diện tiếng việt nên cũng dễ hiểu.Do mình mới down về xài cũng gặp khó khăn trong việc tìm cách sử dụng của Soft nên có 1 số Hướng dẫn sau:
1. Nội suy 1 chiều: 
Nhập giá trị vào Cột 1 và Cột 2 ->Nhập giá trị cần nội suy vào Phần "Nhap du lieu" -> Click "Noi suy".

2. Nội suy 2 chiều:
Nhập các giá trị trong bảng tra vào Phần "Input data here" ->Nhập giá trị cần nội suy phần "Nhap du lieu"


Nguồn:Sachxaydung

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More